logo

Hướng dẫn cách vệ sinh sau nâng mũi - Bác sĩ Trung Nguyễn

Hướng dẫn cách vệ sinh sau nâng mũiHướng dẫn cách vệ sinh sau nâng mũi theo từng giai đoạn

Các triệu chứng có thể gặp sau nâng mũi

Sau quá trình phẫu thuật nâng mũi, Quý khách có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau và sưng vùng mũi 
  • Tắt mũi và khó thở do tắc nghẽn trong vùng mũi
  • Bầm tím quanh vùng phẫu thuật, hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian
  • Dịch mũi họng tăng mức độ nhẹ

Cách vệ sinh sau nâng mũi cho từng giai đoạn cụ thể

Trước khi tiến hành vệ sinh sau nâng mũi, Quý khách cần chuẩn bị sẵn các vật liệu y tế như bông y tế, băng gạc, bông tẩy trang, tăm bông, nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn, sau đó thực hiện vệ sinh mũi theo từng giai đoạn như sau:

Cách vệ sinh sau nâng mũi 1 tuần

Sau phẫu thuật nâng mũi vài ngày, Quý khách có thể thấy chất dịch (có lẫn chút máu) chảy ra từ mũi. Tuy nhiên, đây là điều bình thường sau nâng mũi, Quý khách không cần quá lo lắng. Việc cần làm bây giờ là thường xuyên thay miếng gạc (được đặt dưới mũi để hấp thụ dịch chảy ra từ mũi) để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng sau nâng mũi.
Trong giai đoạn này, Quý khách cần sát trùng vết mổ đúng cách và cẩn thận. Sử dụng dung dịch sát khuẩn thấm vào tăm bông y tế và nhẹ nhàng làm sạch vết thương. Sau đó, Quý khách sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh lại một lần nữa và sát khuẩn trở lại đúng vị trí vết mổ. Đối với các vị trí xung quanh vùng mũi (vị trí bị sưng nhẹ), Quý khách sử dụng bông y tế hoặc bông tẩy trang với nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận.
Về vết thương bên trong mũi, Quý khách sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa, vệ sinh bên trong khoảng 2 ngày sau phẫu nâng mũi.

Cách vệ sinh sau nâng mũi lúc vết thương trong giai đoạn lành

Sau khi vết thương bắt đầu lành, việc vệ sinh sau nâng mũi vẫn rất quan trọng trong việc tránh nhiễm trùng vết thương. Ở giai đoạn này, Quý khách nên vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý để làm sạch các vảy bám tại vết mổ và sát khuẩn nhẹ đúng vết mổ.
Lưu ý: Quý khách phải sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh sau nâng mũi ít nhất 1 tháng và không được thay thế (sử dụng) bằng các loại xịt mũi khác, trừ khi được bác sĩ chỉ định

Cách vệ sinh mũi sau khi cắt chỉ

Sau khi cắt chỉ mặc dù vùng mũi đã ổn định hơn nhưng Quý khách vẫn nên tiếp tục chú ý và vệ sinh sau nâng mũi kỹ càng để tránh tình trạng sẹo lồi và biến chứng về sau. Quý khách vẫn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi ở giai đoạn này nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương.
Quý khách có thể dùng kem trị sẹo khoảng 3 đến 4 lần/ ngày với điều kiện đã vệ sinh sạch sẽ vết mổ. Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh (hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác) để bôi lên vết mổ khi chưa có chỉ định của bác sĩ

>> Xem thêm: Nâng mũi 1 tháng đã ổn định chưa

Cách vệ sinh sau nâng mũi khi có dấu hiệu nhiễm trùng

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng trong vùng mũi, việc vệ sinh sau nâng mũi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quý khách cần chăm sóc vùng mũi kỹ càng hơn, vệ sinh sạch sẽ nhất có thể để ngăn chặn việc lây lan sang các vùng xung quanh. Tốt hơn hết, Quý khách cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng mũi hiện tại.
Đặc biệt lưu ý: Không sử dụng các mẹo/ bài thuốc dân gian để điều trị khi bị nhiễm trùng sau nâng mũi

Sau nâng mũi nên làm gì thì tốt? 

Dưới đây là một số lời khuyên sau nâng mũi Quý khách nên làm để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi nhất:

  • Nằm ngửa và kê đầu cao: Nằm ngửa và kê đầu cao hơn bình thường giúp Quý khách tránh va chạm vào mũi, hỗ trợ dòng máu chảy tốt hơn trong giai đoạn sau phẫu thuật nâng mũi. Tránh tình trạng nằm nghiêng khi ngủ, mũi của Quý khách sẽ dễ bị sưng vì tư thế ngủ có thể dồn ép lực vào mũi 
  • Sử dụng túi nước gel lạnh: Đặt túi nước mát lên trán và má 2 bên cạnh mũi có thể giúp giảm sưng và bầm tím ở mắt, giảm sự khó chịu ở mắt và giúp Quý khách cảm thấy thoải mái hơn sau nâng mũi
  • Tránh xì mũi: Tránh tình trạng xì mũi quá mạnh sau nâng mũi, nó có thể gây ra tác động mạnh lên vùng mũi và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương của Quý khách về sau
  • Tránh cúi đầu, cúi người về phía trước: Quý khách không nên có những hoạt động cúi đầu về phía trước sau nâng mũi để tránh tạo áp lực mạnh lên vùng 
  • Hạn chế các hoạt động tình dục: Trong giai đoạn đầu sau nâng mũi, Quý khách cần hạn chế các hoạt động tình dục để tránh những tác động tiêu cự lên vùng mũi, gây khó khăn trong quá trình hồi phục

>> Xem thêm: Nâng mũi gom lại có thấp không? Bao lâu vào form?

Tránh các tác động lực đến mũi và hạn chế các hoạt động tình dục trong quá trình phục hồi mũi

Tránh các tác động lực đến mũi và hạn chế các hoạt động tình dục trong quá trình phục hồi mũi

Một số lưu ý sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống

Ngoài vấn đề vệ sinh sau nâng mũi, chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm lưu ý. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng có thể tối ưu quá trình hồi phục của Quý khách.
Bổ sung Protein: Protein là một yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục và làm lành vết thương, Quý khách có thể bổ sung Protein từ các nguồn giàu chất dinh dưỡng như sữa, thịt nạc, cá, các loại đậu, hạt,...
Bổ sung Vitamin A: Vitamin A giúp giảm nguy cơ bị thẹo xấu sau vết thương. Quý khách có thể tăng cường vitamin A bằng các thực phẩm như bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau màu xanh lá, trái cây màu cam (cam, quýt)
Ngoài ra, Quý khách cũng cần hạn chế các loại thực phẩm:

  • Gây sẹo: Rau muống, cua, ghẹ bể, đồ ăn quá giàu đạm dễ gây sẹo với vết thương hở
  • Đồ chua: Gây khó tiêu và tăng nguy cơ sưng tấy
  • Thực phẩm dễ gây mưng mủ vết mổ: Cơm nếp, ngô nếp, sầu riêng…..
  • Thực phẩm dễ gây chảy máu: rượu bia, cafe chất kích thích… kiêng 1 tuần ngay sau mổ

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các loại đồ uống có cồn khác, làm chậm quá trình lành vết thương và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

 Tăng cường bổ sinh Vitamin, Protein và hạn chế các loại thực phẩm dễ gây mưng mủ, chảy máuTăng cường bổ sinh Vitamin, Protein và hạn chế các loại thực phẩm dễ gây mưng mủ, chảy máu

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm sau quá trình nâng mũi, để việc hồi phục sau nâng mũi được tối ưu nhất, Quý khách cần phải:

  • Nghỉ ngơi: Đầu tiên là hãy đảm bảo rằng Quý khách có đủ thời gian nghỉ ngơi và một giấc ngủ đủ để phục hồi sau quá trình nâng mũi. Nghỉ ngơi đúng lúc và tránh tình trạng làm việc quá độ ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Hoạt động nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng cũng là một hoạt động tốt trong quá trình hồi phục sau nâng mũi. Tuy nhiên, Quý khách cần hạn chế các hoạt động tác động mạnh như chạy nhanh, nhảy múa hay nâng vật nặng. Các hoạt động này sẽ dễ gây va chạm, va đập vào mũi, dẫn đến chảy máu và hoàn toàn có thể gây biến chứng về sau
  • Không gãi hoặc đè vào mũi: Tránh gãi vào mũi và các vùng xung quanh mũi bất kể các cảm giác ngứa hoặc khó chịu. Gãi mũi có thể gây tổn thương đến vùng mũi đang được điều trị dễ dẫn đến biến chứng về sau. Tương tự, không nên đè lên mũi hoặc các việc như ngủ dựa vào mũi, tác động mạnh lên mũi. Áp lực mạnh có thể gây chảy máu và chậm quá trình lành vết thương
  • Gội đầu, tắm rửa: Có thể gội đầu, tắm rửa nhẹ nhàng sau nâng mũi, tránh để nước, xà phòng tiếp xúc vào vùng vết thương hở ở mũi

Lưu ý: Không được đi xông hơi hoặc các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với mũi ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật nâng mũi
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề “vệ sinh sau nâng mũi”. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho Quý khách trong quá trình chăm sóc sau nâng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, Quý khách có thể liên hệ ngay với Bác sĩ Trung Nguyễn để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng nhé


 

Bài viết liên quan

logo

Thẩm mỹ Dr.Trung Nguyễn

CN1: 72/3 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp HCM

CN2: 781 C9, Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP HCM

Hotline: 0968 519 521

© Bản quyền thuộc về thẩm mỹ viện DR.TRUNG NGUYỄN | Hiệu quả của dịch vụ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thiết kế website bởi webmoi.vn
0968.519.521